“Cây nhân tạo” dùng công nghệ hút sạch không khí ô nhiễm

Một cây nhân tạo này có tác dụng làm sạch không khí tương đương với 368 cây tự nhiên!

Trồng cây là một cách tự nhiên để làm sạch không khí, nhưng chúng đi kèm với nhược điểm là cần thời gian để phát triển. Tuy nhiên, một công ty khởi nghiệp ở Mexico có tên Biomitech có cách giải quyết vấn đề này.

Công ty đã phát triển một cây nhân tạo mà họ tuyên bố có khả năng hút lượng ô nhiễm không khí tương đương với 368 cây tự nhiên. Không chỉ tiết kiệm thời gian phát triển mà còn cả không gian cần thiết để ‘trồng” chúng.

Được gọi là Biourban, cây kim loại cao gần 14 feet (hơn 4 mét) sử dụng vi tảo để hút carbon dioxide và các chất gây ô nhiễm khác từ không khí và trả lại oxy tinh khiết. Kể từ khi ra mắt vào năm 2016, công ty đã lắp đặt một cây tại thành phố quê hương của mình là Puebla, Mexico, một cây khác ở Columbia và một cây thứ ba ở Panama. Họ đang có hợp đồng bổ sung hai cây nữa ở Mexico và khả năng sẽ trồng thêm cây tại Mexico City và Monterrey.

“Những gì hệ thống này làm là thông qua công nghệ, nó sẽ hít không khí ô nhiễm và sử dụng sinh học để thực hiện quá trình quang hợp tự nhiên, giống như một cái cây”, theo JaX Ferrer, một đối tác sáng lập của Biomitech, cho biết.

Cây nhân tạo này cao hơn 4 mét, sử dụng vi tảo để hút carbon dioxide và các chất gây ô nhiễm khác từ không khí và trả lại oxy tinh khiết.

Đó là một ý tưởng hấp dẫn. Mục tiêu của Biomitech, là giúp các thành phố đạt được không khí sạch hơn trong các tình huống không khả thi khi trồng số lượng lớn cây cần thiết để đạt được điều này theo cách tự nhiên. Đó là một tham vọng xứng đáng bởi vì, theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính có khoảng 7 triệu người chết vì tiếp xúc với ô nhiễm không khí mỗi năm. Con số này gấp hơn 5 lần so với gần 1,25 triệu người chết trong các vụ va chạm trên đường mỗi năm.

Nhược điểm của dự án là mỗi cây có giá khoảng 50.000 USD. Nhưng nếu cứu sống được con người, nó có thể là giải pháp cho một số nơi trên thế giới, nơi công nghệ này sẽ rất cần thiết.

Hiện tại, đây không phải là loại hình dự án duy nhất. Công ty Green City Solutions của Đức đã phát triển CityTree, một quảng trường rêu lớn được lắp đặt theo chiều dọc, sử dụng quang hợp để làm sạch không khí xung quanh. CityTree cũng có các cảm biến đặc biệt cho phép nó thu thập dữ liệu về môi trường và khí hậu, cũng như truyền thông tin kỹ thuật số và hình ảnh bằng các công nghệ như Wi-Fi và NFC.

Theo 

Related Post