[SỰ KIỆN] MỘT STARTUP CÓ THỰC SỰ CẦN “ĐỔ TIỀN” VÀO XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU

Thương hiệu giành được sự tin tưởng, yêu thương của khách hàng và công chúng chính là tài sản có giá trị lớn nhất của doanh nghiệp. Những nhà khởi nghiệp gặp nhiều khó khăn trong cuộc chiến giành được sự tin tưởng, yêu thương của khách hàng khi đi sai chiến lược thương hiệu

Môi trường Startup tại Việt Nam

Mỗi năm Việt Nam có hàng ngàn các startup được ra đời với những ý tưởng độc đáo, hy vọng có thể đi vào thực tiễn và tạo ra giá trị cho xã hội. Và có thể nói, kỷ nguyên của Digital đã góp phần không nhỏ biến ước mơ của những người khởi nghiệp trở thành sự thật. Môi trường Startup ngày càng trở nên khốc liệt khi có rất nhiều các bạn trẻ muốn tự làm chủ từ sớm, có những ý tưởng táo bạo và sáng tạo để thành lập một doanh nghiệp Startup. Chính điều này cũng giúp cho hệ sinh thái khởi nghiệp trở nên đa dạng và ngày càng mở rộng tại Việt Nam. Tuy vậy số doanh nghiệp Startup “chết yểu” mỗi năm là không hề nhỏ, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố và một trong số đó có thể kể đến là Chiến lược xây dựng thương hiệu. Để một doanh nghiệp sống sót được thì doanh thu là yếu tố tiên quyết nhưng để duy trì một doanh nghiệp thì yêu cầu doanh nghiệp đó phải có chiến lược kinh doanh, chiến lược thương hiệu rõ ràng và chi tiết. 

Xây dựng chiến lược thương hiệu thực chất có phải là “đốt tiền” mà không có lợi nhuận?

Thực chất khi bước chân vào cuộc chiến kinh doanh thứ mà các startup quan tâm duy nhất chính doanh thu. Họ phải làm mọi cách để tồn tại được. Có thể nói việc “đổ tiền” vào các chiến lược thương hiệu, tăng độ nhận diện của họ đối với khách hàng là thứ “xa xỉ”. Bởi thông thường một Chiến lược xây dựng thương hiệu sẽ bao gồm một loạt các hoạt động Online để khách hàng nhận biết và ghi nhớ doanh nghiệp như: Nâng cao trải nghiệm của khách hàng Online (giao diện website), SEO & Content marketing, Marketing trên nền tảng mạng xã hội, Email marketing, SEM (PPC). Ngoài hoạt động Online doanh nghiệp cũng sẽ cần tổ chức các hoạt động Offline như: Sự kiện giới thiệu công ty, tài trợ chương trình, các bảng, biển quảng cáo công ty,…. vô cùng nhiều. Tùy thuộc vào ngân sách và độ “chịu chi” của từng công ty mà sẽ lên kế hoạch xây dựng chiến lược thương hiệu cho phù hợp. Và chắc chắn để thực hiện điều này doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một số tiền không hề nhỏ. 

Để đáp ứng nhận diện của doanh nghiệp đủ lớn để len lỏi vào trong tâm trí của  khách hàng doanh nghiệp không chỉ phải bỏ ra nhiều tiền mà còn rất nhiều thời gian để xây dựng. Vậy lợi ích mà doanh nghiệp nhận được là gì sau một loạt những hoạt động xây dựng chiến lược thương hiệu là gì? Đó là doanh nghiệp sẽ tạo được một vị thế vững chắc trong lòng khách hàng, khiến khách hàng luôn ghi nhớ đến thương hiệu của bạn đầu tiên trong một loạt các thương hiệu cùng ngành cạnh tranh. Đỉnh cao của việc xây dựng thương hiệu là làm sao cho khách hàng luôn ghi nhớ trong tiềm thức. Khi khách hàng đã ghi nhớ rồi, họ sẵn sàng bỏ qua những yếu tố lý tính, tìm đến thương hiệu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp trở nên thân thuộc với khách hàng, trở thành lựa chọn số một trong lòng họ.

Có thể nói việc xây dựng chiến lược thương hiệu ban đầu sẽ không đem lại nhiều nguồn thu cho doanh nghiệp bởi bạn đang “bận rộn” len lỏi vào trong tâm trí khách hàng. Sau quá trình này doanh nghiệp của bạn sẽ tự động tăng x10 doanh thu. Bởi doanh nghiệp của bạn đã chiếm một vị trí không thể thay thế trong đầu của khách hàng. 

Sự chuyên nghiệp trong việc tiếp thị cũng được thể hiện rõ ràng nhất khi bạn xây dựng được chiến lược thương hiệu đúng. Trong mắt khách hàng doanh nghiệp sẽ trở thành một đối tác, một nhà cung cấp, một người bạn đáng tin cậy, họ sẵn sàng chi tiền để mua/sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cũng như giới thiệu cho bạn bè, người thân cùng sử dụng. Một khách hàng có thể tạo ra hàng chục khách hàng khác cùng biết tới doanh nghiệp của bạn. Đó chính là cái lợi nhất mà doanh nghiệp có được khi đầu tư vào xây dựng chiến lược thương hiệu. 

Một nhà khởi nghiệp có thể đầu tư xây dựng chiến lược thương hiệu thế nào với “túi tiền nhỏ”?

Trải nghiệm khách hàng chính là vũ khí đối với một Startup. Không thể đổ tiền cho những buổi workshop với hàng trăm người tham dự, bạn có thể tạo một link zoom cho người tham gia online và quảng bá một cách khéo léo doanh nghiệp của bạn với mức chi phí rẻ hơn rất nhiều. Bạn không thể in ấn hàng nghìn tờ rơi, poster treo trên phố thì hãy dùng thái độ tận tình, tận tâm của nhân viên mỗi khi khách tới cửa hàng để họ nhớ rằng bạn đã phục vụ họ tốt thế nào hay đơn giản là việc thu hút khách hàng bằng một câu slogan độc đáo trên phố. Một túi tiền nhỏ nhưng tạo ra nhiều giá trị và được thực hiện một cách độc đáo cũng giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng với khách hàng. Tất cả phụ thuộc vào sự sáng tạo và cách làm của doanh nghiệp. 

Trả lời cho câu hỏi này trong chương trình livestream về Khởi nghiệp phát sóng trực tiếp trên Fanpage Quốc gia khởi nghiệp với chủ đề “Chiến lược xây dựng thương hiệu cho Startup”, 2 diễn giả là ông Lê Đăng Khương (Founder của Jackma Dk) và ông Nguyễn Trường Giang (CEO của Adsup Agency) đã chia sẻ quan điểm của mình khi thực hiện chiến lược thương hiệu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đó là một bài toán khó cho bất kì doanh nghiệp Startup nào bởi thứ họ quan tâm nhiều hơn cả là lợi ích ngay lập tức của việc xây dựng chiến lược thương hiệu. Trong khi đó đây là một quá trình dài và cần sự kiên trì của chủ doanh nghiệp. Đó cũng là lý do vì sao nhiều doanh nghiệp Startup bỏ dở giữa chừng vì không thấy được hiệu quả của chiến lược thương hiệu trong một thời gian ngắn. Xem thêm thông tin về buổi livestream tại https://www.facebook.com/quocgiakn/videos/856357188359105 

Ông Nguyễn Trường Giang (bên trái) và ông Lê Đăng Khương (bên phải) trong buổi livestream về Khởi nghiệp 

Túi tiền nhỏ hay túi tiền lớn không quyết định một chiến lược thương hiệu thành công hay thất bại mà hoàn toàn phụ thuộc vào cách doanh nghiệp triển khai và mức độ thấu hiểu thương hiệu của chính người làm chủ. Đó mới là yếu tố quyết định. 

Chẳng ai đánh giá thương hiệu của startup là chuyên nghiệp nếu startup cứ liên tục thay đổi thương hiệu của mình. Hãy chắc chắn rằng thương hiệu của startup luôn thống nhất từ đầu đến cuối, để khách hàng có thể dễ dàng thấy và cảm nhận được.

 

 

 

 

 

Related Post